Quy định xử phạt chăn nuôi trong khu dân cư

Thực trạng hiện nay

Như các bạn cũng đã biết, vấn đề tự lập các trang trại, các khu chăn nuôi ngay trong khu dân cư hiện nay đang trở nên phổ biến và rất nhiều hộ dân chỉ vì thấy lợi nhuận trước mắt mà quên đi những tác hại gây ra phía sau, các tác hại đó không lý do nào khác đó chính là do các trang trại và khu chăn nuôi đó gây ra. Gây ra ô nhiễm môi trường là tác hại lớn nhất, sau đó và về vấn đề vệ sinh chung nơi sinh sống sinh hoạt và làm việc của các hộ dân xung quanh, việc này gây ra nhiều hậu quả nghiệm trọng khác như lây lan các dịch bệnh tử thần như H5N1, H1N1, nguy hiểm hơn như covid 19 trong năm nay. Tuy đã có nhiều quy định về vấn đề khu chăn nuôi trong khi dân cư nhưng có vẻ không có sức thuyết phục và tính răn đe đối với các hộ dân kinh doanh trang trại và chăn nuôi.

 

Cơ quan chức năng và nhà nước can thiệp

Để giải quyết các vấn đề đó, nhà nước và các cơ quan chức năng đã can thiệp để tạo ra tính răn đe cho những hộ dân kinh doanh chăn nuôi. Nhà nước đã ra các quy định trong luật bảo vệ môi trường và nghị định 179/2013/NĐ-CP để xử lý những hình thức chăn nuôi trong khu dân cư. Dựa vào các quy định và nghị định này, tất cả các hộ dân thực hiện việc chăn nuôi và các trang trại trong khu dân cư sẽ phải chuyển đến những khu chăn nuôi do nhà nước và các cơ quan chức năng của mỗi khu vực bố trí hoặc tự triển khai di dời nhưng phải xa khu dân cư mà đảm bảo được tính vệ sinh môi trường. Từ ngày 1/1/2020, nông hộ chăn nuôi tại khu vực không được phép sẽ bị phạt từ 2 triệu – 3 triệu đồng; đối với trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ, hành vi này bị phạt từ 10 triệu – 15 triệu đồng và với trang trại quy mô lớn chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi sẽ bị phạt từ 20 triệu – 25 triệu đồng.

 

Các vấn đề gặp phải trong việc quy định xử phạt

Tuy ngày 1-1-2020 Luật Chăn nuôi có hiệu lực nhưng vẫn chưa thể thực hiện ngay, vì phải chờ Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn. Với lộ trình di dời là 5 năm, các hộ chăn nuôi sẽ có thời gian để nuôi, bán hết vòng đời của vật nuôi; sau đó, sẽ chuyển đổi ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển đô thị văn minh, hiện đại, có chất lượng môi trường sống tốt, không gây ô nhiễm môi trường. Nhà nước không thu hồi nhà xưởng, chuồng nuôi và đất đai, do đó, UBND tỉnh không đề xuất chính sách hỗ trợ đối với quy mô chăn nuôi nông hộ mà chỉ đề xuất hỗ trợ di dời đối với chăn nuôi trang trại.

Ngoài ra còn có những hộ dân khi bị xử phạt và nộp phạt xong vẫn không chịu di dời, vẫn tiếp tục xả bẩn ra bên ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng xung quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *