Tư Vấn Lập ĐTM

màng lót chống thấm HDPE

TƯ VẤN LẬP ĐTM – ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.

1. Đánh giá tác động môi trường là gì?

  • Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM ( tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).
  • Mục đích của việc đánh giá tác động môi trường để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không; Đồng thời có biện pháp phòng ngừa, xử lý trước khi xây dựng và đi vào hoạt động dự án.

2. Tại sao cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?

  • Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định lựa chọn phương án khả thi tối ưu cho dự án, liên quan giữa môi trường và hoạt động sản xuất, đảm bảo đúng theo quy định Nhà nước mà vẫn có lợi về kinh tế.
  • Căn cứ để thực hiện việc báo cáo đánh giá tác động môi trường :
    – Nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/4/2015.
    – Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT hướng dẫn về việc thực hiện Nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2015.
    – Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13.’

3. Đối tượng nào sẽ phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Để biết được doanh nghiệp của mình có thuộc đối tượng phải lập Báo cáo DTM hay không, các bạn tra cứu theo Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cách thức tra cứu như sau:

  • Tra cứu cột (2): loại hình dự án.
  • Tra cứu cột (3): quy mô dự án.

Nếu dự án của bạn thuộc cột (2) và quy mô nằm trong quy định tại cột (3) thì dự án này thuộc đối tượng phải lập Báo cáo DTM cấp Sở (thành phố). Nếu dự án của bạn có quy mô lớn hơn nhiều so với quy định tại cột (3), bạn sẽ xem tiếp Phụ lục III (phê duyệt DTM cấp Bộ) để xác định cấp phê duyệt của dự án mình.

4. Cơ quan nào phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Đối với các dự án không thuộc phạm vi bí mật quốc gia thì DTM được phê duyệt bởi 02 cơ quan chính là Bộ TNMT và Sở TNMT. Như hướng dẫn ở trên, để xác định dự án của mình thuộc cơ quan nào bạn tra cứu theo Phụ lục II và Phụ lục III của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Căn cứ lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

  • Luật Bảo vệ môi trường.
  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
  • Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

5. Hồ sơ cần thiết phải có để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Tuỳ vào mỗi loại dự án và nơi triển khai dự án mà chúng ta sẽ cần có những hồ sơ pháp lý khác nhau để lập Báo cáo DTM. Tuy nhiên, Chúng tôi liệt kê bên dưới những hồ sơ cơ bản nhất cần có để lập Báo cáo DTM như sau:

  • Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Giấy đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thay thế bằng: Hợp đồng thuê đất, Quyết định giao đất.
  • Thuyết minh dự án đầu tư bao gồm: quy mô hoạt động/sản xuất, quy trình hoạt động/sản xuất, danh mục máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên…
  • Các bản vẽ kỹ thuật về nhà xưởng/ cơ sở kinh doanh.

6. Quy trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Báo cáo đánh giá tác động môi trường không được phép tạo lập bởi chủ dự án mà phải thông qua đơn vị tư vấn đủ điều kiện chức năng về lập DTM. Quy trình thực hiện như sau:

  • Khảo sát hiện trạng dự án & các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh.
  • Thu thập giấy tờ, thông tin số liệu của dự án.
  • Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư khu vực dự án.
  • Lập Báo cáo DTM.
  • Thẩm định Báo cáo DTM tại hội đồng thẩm định của Bộ/Sở TNMT dưới sự tham gia của Giám đốc Sở, các phòng ban liên quan và chuyên gia.
  • Hoàn thiện chỉnh sửa Báo cáo DTM và trình phê duyệt.

7. Thời gian lập & phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

  • 45 – 60 ngày làm việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *