Hầm biogas HDPE và Composite – so sánh những điểm khác biệt

Hầm biogas là giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi được nhiều trang trại, hộ gia đình sử dụng. Trên thị trường có hai loại hầm biogas phổ biến là HDPE và Composite. Trong bài viết này, Thuận Phong sẽ giúp bạn so sánh hầm biogas và Composite. Mời quý vị theo dõi.

Định nghĩa hầm biogas là gì

Xả tự do chất thải chăn nuôi là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính. Hiện nay, hầm biogas là phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi tối ưu nhất. Nguyên lý hoạt động của hầm biogas là dựa vào quá trình lên men kỵ khí phân huỷ chất thải khí biogas.

Khí biogas được sinh ra trong hầm gồm thành phần chủ yếu là CH4 (50¸60%) và CO2 (30%) còn lại là các chất khác như hơi nước N2, O2, H2S, CO,… CH4 hay còn được gọi là metan là chất khí đốt. Khí này sẽ tiếp tục được xử lý, sau đó được đưa vào sử dụng trong đun nấu, cấp điện cho máy phát điện.

 

Hầm biogas phủ bạt HDPE ( màng chống thấm HDPE )

Khác biệt giữa hầm (bể ) biogas HDPE và composite

Nguyên liệu cấu thành

Về hầm biogas composite: là loại hầm ngày được làm từ vật liệu composite, có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường ( như axit, kiềm). Loại hầm này có kích thước nhỏ hình khối cầu.

Về hầm biogas HDPE: được tạo thành từ phân tử nhựa PE chống thấm, có độ bền bỉ hơn chất liệu composite. Loại hầm này được thiết kế hình chữ nhật, kích thước lớn, được lót ở đáy và phù bạt ở trên.

Hầm biogas HDPE và composite khác về cấu tạo:

Hầm biogas phủ bạt HDPE có cấu tạo chính gồm: bể tiếp nhận chất thải, hầm phủ bạt HDPE diễn ra quá trình sinh khí, hồ lắng lưu trữ chất thải sau phân huỷ, hệ thống đường dẫn từ chuồng ra hầm xử lý, hệ thối ống dẫn nối các bể với nhau.

Cấu tạo hầm biogas composite hình cầu gồm có 3 bể chứa nhau. Là bể phân giải, bể nạp và điều áp.

Độ kín của hầm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quá trình phân huỷ chất tải và tạo khí. Bể biogas truyền thống như composite chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về độ kín của bể biogas.

Hiện này, hầm biogas phủ bạt bằng HDPE là giải pháp mới giúp hầm biogas hoạt động hiệu quả hơn.

Chi phí xây dựng

Sự khác biệt giữa hầm biogas phủ bạt HDPE và composite còn nằm ở yếu tố chi phí:

Chi phí đầu tư cho hầm biogas phủ bạt HDPE là thấp nhất hiện nay có giá khoảng 100.000đ/m3 đến 300.000đ/m3. 

Còn hầm composite có giá từ 10 – 15 triệu đồng (bao gồm cả chi phí lắp đặt) cho hầm từ 4m3 -9m3. Còn hầm biogas cải tiến là 9 – 10 triệu.

Lựa chọn thi công và lắp đặt hầm biogas phủ bạt HDPE tiết kiệm chi phí hơn hẳn so với hầm composite.

Ưu và nhược điểm của hầm biogas HDPE và Composite

Ưu điểm của hầm biogas phủ bạt HDPE: 

  • Có độ bền cao, chịu được mưa, nắng, tác động của axit, vi sinh vật,..
  • Sản xuất lượng khí gas là nhiều nhất, chất lượng tốt nhất.
  • Lắp đặt đơn giản, thời gian lắp đặt nhanh chóng, tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công.
  • Vệ sinh hầm đơn giản và tiện lợi
  • Có thể thi công và lắp đặt ở mọi loại địa hình
  • An toàn và bảo vệ môi trường sống xung quanh
Hầm biogas phủ bạt có thể thi công ở nhiều loại địa hình

Nhược điểm: 

  • Tốn diện tích lắp đặt, dễ bị hư hỏng bởi vật sắc nhọn hay động vật gặm nhấm.

Ưu điểm của hầm biogas composite: 

  • Chịu được tác động vật lý cũng như không lo động vật gặm nhấm gây hư hại.
  • Dễ dàng sửa chữa do được lắp ráp từ nhiều miếng
  • Lắp đặt đơn giản và nhanh chóng

Nhược điểm: 

  • Thể tích của hầm biogas composite bé, chỉ phù hợp cho trang trại nhỏ
  • Chi phí lắp đặt cao

Hầm composite hình cầu có kích thước nhỏ

Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của hầm biogas HDPE và Composite hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hai loại hầm này. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín để thi công hầm biogas đừng ngần ngại liên hệ ngay với Thuận Phong.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CP MÔI TRƯỜNG THUẬN PHONG EPC

Địa chỉ: F43 KDC Park Riverside, Đường Bưng Ông Thoàn, Phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

MST: 0317279632

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *