Có được phép nuôi gà trong khu dân cư

Hiện nay, nhu cầu về cuộc sống của con người ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc nguồn cung phải lớn để đáp ứng đủ nhu cầu của họ, trong đó phải kể đến như thịt gia súc, gia cầm,…. Cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi và nhu cầu lớn về nguồn thức ăn của con người, các trang trại chăn nuôi lần lượt mọc lên với con số đáng kể, dẫn đến việc quá tải và gây ra các hậu quả khác trong chăn nuôi như ô nhiễm môi trường, chiếm dụng đất đai trong khu dân cư, ảnh hưởng đến sức khỏe,…

Chăn nuôi ngày càng có chỗ đứng và vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp của nước ta, ngoài ra còn có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống kinh tế xã hội của người dân các tỉnh cùng miền trên cả nước, vừa góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, vừa tăng thu nhập và cơ hội làm giàu cho những người nông dân nghèo. Tuy nhiên, cái gì cũng sẽ có hai mặt, ngược lại những lợi ích trước mắt mà mọi người đều có thể thấy được ở trên, việc mở rộng quy mô và số lượng trang trại chăn nuôi vật nuôi, gia súc gia cầm ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường, sức khỏe và đời sống của con người.

 

Có được phép nuôi gà trong khu dân cư không?

Câu trả lời chắc chắn sẽ là không. Và nguyên nhân đầu tiên đó chính là vấn đề về ô nhiễm môi trường ở khu dân cư, nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt của người dân, người dân sẽ chịu những tác động từ các trang trại nuôi gà gần nhà như mùi hôi thối, ruồi nhặng bám đầy nhà,.. Ngoài ra còn gây ra các bệnh lý về đường hô hấp cho người dân sống xung quanh, đặc biệt là người già và trẻ em. Còn một nguyên nhân sâu xa mà các bạn có lẽ sẽ không biết đó chính là từ đầu thế kỷ XX đến nay, có tới 75% dịch bệnh từ động vật lây sang người như các loại cúm A/H5N1, H1N1 bắt đầu từ gà,… và mới nhất là bệnh dịch nguy hiểm covid-19. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cúm A/H5N1 có khả năng lây nhiễm từ người dù rất khó. Dù vậy, cúm gia cầm đặc biệt nguy hiểm đối với người tiếp xúc với nó. Từ năm 2003 đến 2019, WHO đã xác nhận tổng cộng 861 trường hợp nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 ở người trên toàn thế giới, 455 trong số đó đã tử vong. Việc xảy ra các dịch bệnh, các ảnh hưởng về môi trường sống và sinh hoạt của người dân xung quanh cũng bị đảo lộn một cách nghiêm trọng và chóng mặt.

 

Các biện pháp đã được áp dụng từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền

Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Như vậy, đối với việc các hộ gia đình chăn nuôi gà gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Tất cả người dân sống ở nơi có sự xuất hiện của các trang trại trong khu dân cư có thể khiếu nại việc này với tổ trưởng tổ dân phố hoặc có thể lên Ủy ban nhân dân cấp xã để khiếu nại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *